Phát triển và chuyển giao các giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực Xử lý nước

2019 – Bộ Y tế ban hành quy chuẩn giám sát chất lượng nước sinh hoạt

Nội dung ban hành của Bộ y Tế về giám sát chất lượng nước sinh hoạt

KHPTO - Bộ y tế vừa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT).

Quy chuẩn mới sẽ bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do Bộ y tế ban hành (nhóm A) và (2) Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do UBND tỉnh/thành phố ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (nhóm B).

Quy chuẩn mới này sẽ thay thế cho các quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT. Tuy nhiên, hai quy chuẩn này tiếp tục có hiệu lực để áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho đến hết ngày 30/6/2021.

Theo Thông tư 41/2018/TT-BYT, các viện chuyên ngành thuộc Bộ y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách theo định kỳ 6 tháng/lần; Sở y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát chất lượng nước; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm ngoại kiểm định kỳ và đột xuất chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên); Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc dưới 1.000 m3/ngày đêm).

Quy chuẩn xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước, tăng tính chủ động của các địa phương và vai trò, trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước trong đảm bảo an toàn cấp nước. Thông tư 41/2018/TT-BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 15/6/2019.

Thực trạng nguồn nước sinh hoạt ở Hà Nội 

Hiện nay nước uống trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng nhiễm một số kim loại nặng như Hg, Cu, Cr… Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước, nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản.

Tại Hà Nội, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm đang ở mức báo động nghiêm trọng. Máy lọc nước thông minh Hà Nội có địa hình thấp về phía Nam và Đông Nam, toàn bộ nước bề mặt kéo theo chất bẩn về đây, ngấm xuống làm bẩn cả những tầng chứa nước nằm sâu dưới lòng đất. Tại khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội, nguồn nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần, điển hình là các giếng của nhà máy nước Pháp Vân chứa tới 30mg/l.

Đánh giá chất lượng nước máy theo Quy chuẩn chất lượng nước ăn uống, dựa trên kết quả phân tích và so sánh với QCVN 01: 2009/BYT về nước ăn uống thì đa số các kim loại trong nước ở mức độ cho phép loại trừ Asen và Chì ở một số điểm là chưa đạt tiêu chuẩn. Asen vượt tiêu chuẩn ở 3 điểm: Hoàn Kiếm, Đống Đa 2 và Hoàng Mai, trong đó đáng chú ý là ở quận Hoàng Mai, hàm lượng Asen vượt gấp đôi so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng Chì vượt quá giới hạn cho phép trong nước ăn uống gấp 3 lần tại điểm lấy mẫu ở quận Hoàng Mai.

Chính thực trạng ô nhiễm nguồn nước có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, khiến việc kiểm soát chất lượng nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng. Việc BYT ban hành quy định này giúp kiểm soát được chất lượng nguồn nước tới tay người tiêu dùng, cũng như xử lý các đơn vị, cơ quan vi phạm chất lượng nước sinh hoạt gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

TOAN DIEN