Phát triển và chuyển giao các giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực Xử lý nước

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TRONG SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM

Công nghệ xử lý nước trong sản xuất dược phẩm cần phải đảm bảo tiết kiệm năng lượng, dễ vận hành, lợi về kinh tế và đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất dược phẩm GMP – WHO.

Tuỳ vào chất lượng nước đầu vào mà hệ thống xử lý nước trong sản xuất dược phẩm cần phải có sự kết hợp nhiều công nghệ xử lý khác nhau.

Công ty CP Công Nghệ Môi Trường Toàn Diện giới thiệu quy trình công nghệ xử lý nước trong sản xuất dược phẩm hiện nay:

 

 

Thiết bị lọc cát ( Media ):

– Nhiệm vụ chính là loại bỏ các cặn lơ lửng để độ đục sau lọc cát ( Media ) < 2 NTU

– Việc rửa lọc được tiến hành khi xuất hiện chêch lệch giữa áp trước thiết bị lọc và sau thiết bị lọc

Thiết bị lọc than hoạt tính ( Activated Carobon ):

– Nhiệm vụ chính là loại bỏ màu, mùi, clorin dư trong nước. Nước sau lọc than đã đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt TCVN 01:2009/BYT

– Việc rửa lọc được tiến hành khi xuất hiện chêch lệch giữa áp trước thiết bị lọc và sau thiết bị lọc.

– Sau một thời gian sử dụng sẽ tiến hành đo kiểm khả năng hấp phụ của than hoạt tính để tiến hành thay vật liệu lọc.

Thiết bị làm mềm ( khử cứng ):

– Nhiệm vụ chính là loại bỏ các ion kim loại và cứng có trong nước.

– Thiết bị làm mềm sử dụng hạt nhựa trao đổi ion Lewatit S1567 ( Lanxess – Germany )

– Sau một thời gian vận hành thì khả năng trao đổi của hạt nhựa sẽ giảm ( hay thường gọi là hạt nhựa bị no ), lúc này sẽ tiến hành hoàn nguyên ( tái sinh ) cho hạt nhựa trao đổi. Hoá chất sử dụng cho việc hoàn nguyên ở đây là NaCl tinh khiết 8 ~ 10%.

– Thiết bị làm mềm ( khử cứng ) được thiết kế 02 cột chạy song song để hệ thống có thể vận hành 24/7 liên tục cấp nước.

Thiết bị thẩm thấu ngược ( RO ) cấp 1:

– Là thiết bị siêu lọc với kích thước lỗ lọc là 0.0001 micromet, sử dụng màng lọc RO model HF ( High Flow ) có khả năng loại bỏ được 99.8% các thành phần khoáng chất trong nước và các thành phần vi sinh, vi khuẩn.

– Nước sau khi đi qua màng lọc RO là nước tinh khiết, có độ dẫn điện nhỏ, thường ở mức 7 ms đến 10 ms.

– Thiết bị sử dụng là màng thẩm thấu ngược ( RO ) của GE water.

Thiết bị Multistep:

– Là thiết bị trao đổi kết hợp Cation – Anion – Cation.

– Nhiệm vụ chính là loại bỏ các ion còn tồn lại trong nước triệt để hơn, cũng như điều chình lại pH của nước đạt trung tính trước khi vào thiết bị lọc RO 02.

– Ở đây sử dụng loại nhựa trao đổi Cation là S108H và Anion là M500

Thiết bị thẩm thấu ngược ( RO ) cấp 2:

– Là thiết bị siêu lọc với kích thước lỗ lọc là 0.0001 micromet, sử dụng màng lọc RO model HR ( High Reject ) có khả năng loại bỏ được 99.8% các thành phần khoáng chất trong nước cũng như các thành phần vi sinh, vi khuẩn.

– Nước sau khi đi qua màng lọc RO là nước tinh khiết, có độ dẫn điện nhỏ, thường ở mức 0.3 ms đến 1.3 ms. Đạt tiêu chuẩn nước cấp sản xuất cho ngành dược phẩm theo dược điển IV.

– Thiết bị sử dụng là màng thẩm thấu ngược ( RO ) của GE water.

Màng lọc RO sau một thời gian hoạt động sẽ bị các tạp chất trong nước bám lên bề mặt ( chủ yếu là độ cứng, sắt, các chất rắn không hòa tan và vi sinh ) làm bít tắc lỗ màng, gây nên hiện tượng giảm lưu lượng và chất lượng nước đầu ra.
Lúc này, để phục hồi tình trạng hoạt động tốt nhất, màng RO cần được làm sạch bằng hóa chất đặc dụng dành riêng cho màng RO. Quy trình này được gọi chung là quy trình CIP màng RO. Hóa chất dùng để CIP màng RO là loại hóa chất chuyên dụng, được nhà cung cấp màng lọc RO khuyến cáo sử dụng: 
KUM-C113 và KUM-SD4

 

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Diện là nhà cung cấp dịch vụ xử lý nước trong sản xuất dược phẩm chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng nhất hiện nay

Các dự án Công ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Diện đã triển khai:

- Hệ thống xử lý nước RO - Dược Phẩm Nam Hà

- Hệ thống xư lý nước RO - Dược Phẩm Mediplantex

- Hệ thống xử lý nước RO - Dược phẩm Traphaco Hưng Yên

- Hệ thống xử lý RO 2 cấp - Y Dược Quốc Tế  IMC